Tài xế Việt có những thói quen xấu có thể gây nguy hiểm cho chính bản thân mình và những người tham gia giao thông.
Tài xế Việt Nam có những thói quen xấu chết người, có thể gây nguy hiểm cho bản thân, hành khách trên xe và cả những người tham gia giao thông khác. Có những hành động là do vô tình, nhưng cũng có những điều mặc dù đã bị pháp luật cấm và có mức phạt cụ thể, tuy nhiên các tài xế vẫn mắc phải. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các thói quen đó trong bài viết dưới đây.
Đây cũng là một thói quen xấu có thể gây nguy hiểm của tài xế Việt. Việc không chấp hành tín hiệu đèn giao thông có thể giúp xe đi nhanh hơn được vài chục giây, nhưng lại chậm cả đời người. Không những vậy, vượt đèn đỏ, đèn vàng còn gây nguy hiểm cho những người cùng tham gia giao thông.
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt từ 3.000.000 - 5.000.000 VNĐ đồng thời bị tước giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng.
Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông có thể bị phạt đến 5.000.000 VNĐ.
Hiện nay, có rất nhiều tuyến đường đã phân rõ làn cho các loại xe khác nhau, nhưng rất nhiều lái xe vẫn cố tình vi phạm. Không ít tài xế lấn làn để thoát khỏi ùn tắc hay chỉ đơn giản là vì quá…vội, gây ức chế cho những người tham gia giao thông, gây nguy hiểm cho chính mình và người khác.
Mức phạt hiện nay cho hành vi này đối với ô tô là khá cao. Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển ô tô đi sai làn đường sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 VNĐ; tước Bằng lái xe từ 01 - 03 tháng (trước đây bị phạt từ 800.000 - 1.200.000 VNĐ và tước Bằng lái xe từ 01 - 03 tháng).
Trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông sẽ phạt tiền từ 10.000.000 - 12.000.000 VNĐ; tước Bằng lái xe từ 02 - 04 tháng.
Đi sai làn đường cũng là một trong những thói quen xấu của tài xế Việt.
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, điện thoại di động trở thành vật bất ly thân với nhiều người, trong đó có các tài xế. Để tiết kiệm thời gian, nhiều người tranh thủ sử dụng điện thoại khi lái xe. Đặc biệt, phong trào livestream khi lái xe đang ngày càng thịnh hành và được nhiều tài xế áp dụng.
Hành vi này khiến tài xế mất tập trung khi lái xe, không thể phản ứng kịp thời trước tình huống bất ngờ. Rất nhiều người vừa lái xe vừa dùng điện thoại đã quên không dừng đèn đỏ, chuyển hướng, chuyển làn không báo hiệu, qua đường thiếu quan sát,… gây tai nạn thương tâm.
Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt như sau: Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường thì bị phạt tiền từ 1.000.000 - 2.000.000 VNĐ (điểm a, khoản 4 Điều 5).
Vừa lái xe vừa dùng điện thoại có thể làm tài xế mất tập trung, gây nguy hiểm.
Uống rượu bia sau đó vẫn lái xe là một trong những thói quen xấu nguy hiểm mà tài xế Việt hay gặp phải. Khi đó, người lái xe rất có thể sẽ mất tập trung, ngủ gục hoặc say xỉn, xử lý không chính xác, gây ra tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Mức phạt cho hành vi này rất cao, là một trong những mức phạt tăng mạnh nhất tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP so với Nghị định 46 trước đây. Cụ thể, người điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu bia có thể bị phạt từ 800.000 - 40.000.000 VNĐ, và tước bằng lái xe đến 2 năm tuỳ thuộc vào loại phương tiện và mức nồng độ cồn trong máu..
Lỗi uống rượu bia rồi lái xe bị phạt rất nặng.
Đèn pha chỉ nên sử dụng ở những vùng hẻo lánh, không có đèn đường và ít xe cộ đi lại, giúp người lái nhìn xa hơn, tránh được những chướng ngại vật ở xa. Tuy nhiên, một số tài xế có thói quen xấu, sử dụng đèn pha vô tội vạ, ngay trong khu đô thị đã có đèn chiếu sáng hoặc khi xe đối diện đã chủ động bật đèn cos.
Việc này có thể làm lái xe đối diện hoặc phía trước bị loá mắt, gây ra những tai nạn giao thông nghiêm trọng. Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, ô tô sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư bị phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 VNĐ.
Sử dụng đèn pha vô tội vạ có thể gây nguy hiểm cho chính mình và xe khác.
Dây đai an toàn là một trong những tính năng cơ bản mà hầu như bất kỳ ô tô nào cũng có. Ô tô hiện đại ngày nay thậm chí còn có tính năng nhắc báo quên thắt đai an toàn. Tuy nhiên, nhiều tài xế đôi khi là vô tình quên hoặc vì...lười mà không thắt dây an toàn.
Hành vi trên là hết sức nguy hiểm, đặc biệt nếu xảy ra tai nạn. Nếu người ngồi trên xe không thắt dây an toàn thì khi xảy ra tai nạn, có thể bị va đập vào bảng táp lô, kính chắn gió, vô-lăng với vận tốc và lực rất mạnh. Nếu xe chạy với vận tốc 50 km/h thì lực va đập ước tính bằng rơi từ độ cao 40m xuống đất.
Hơn nữa, khi vào cua hoặc phanh gấp, nếu không thắt dây an toàn, người lái theo quán tính sẽ nhao người về phía trước hoặc văng sang phải, sang trái, khiến tay vô tình tỳ vào vô-lăng, dẫn đến những tình huống khó xử lý.
Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng nêu rõ mức phạt đối với hành vi không thắt dây an toàn khi đi ô tô như sau:
Không cài dây an toàn khi đi ô tô rất nguy hiểm, đặc biệt là khi xảy ra tai nạn
Ở Việt Nam, việc tài xế lái xe thiếu kiên nhẫn và bóp còi inh ỏi khi không thể chờ đợi phương tiện phía trước nhường đường là khá phổ biến. Điều này không những gây ức chế, khó chịu cho người tham gia giao thông mà còn có thể làm người khác giật mình, dẫn đến tai nạn nguy hiểm.
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, ô tô có thể bị phạt đến 3.000.000 triệu đồng và tịch thu còi nếu vi phạm các lỗi về còi xe.
Vi phạm các lỗi về còi xe có thể bị phạt đến 03 triệu đồng và bị tước còi xe.
Rất nhiều tài xế Việt Nam treo nước hoa, tượng phật, bùa hoặc đồ chơi với những lý do như cầu may, tôn giáo, sở thích,… Việc làm này tưởng chừng như vô hại nhưng lại có nguy cơ gây nguy hiểm cho người lái.
Khi va chạm, vật nặng đó giống như viên đạn bắn ra làm vỡ kính chắn gió. Treo vật nặng dưới gương chiếu hậu cũng sẽ làm tăng nguy cơ va đập khi phanh gấp hoặc xảy ra tai nạn.
Hiện giờ, vẫn chưa có quy định hay mức phạt cụ thể cho hành vi này nhưng tài xế nên tránh để những vật nặng dưới đèn chiếu hậu trong xe để giảm thiểu rủi ro cho chính bản thân mình và những hành khách trong xe.
Không nên treo đồ vật dưới gương chiếu hậu trong xe để tránh nguy hiểm cho bản thân và hành khách trên xe.
Rất nhiều người có thói quen để đồ vật lên bệ cửa kính ô tô như lọ nước hoa, hộp khăn giấy, tượng,… Khi phanh gấp hoặc va chạm, các đồ vật này do không cố định chắc chắn, lại ở ngay tầm đầu của tài xế cũng như người ngồi trong xe nên rất nguy hiểm.
Hiện nay, cũng chưa có quy định cụ thể nào cho hành vi này, nhưng để đảm bảo an toàn cho chính mình cũng như những hành khách trong xe, lái xe không nên để các đồ vật lên bệ cửa kính.
Để đồ vật nặng lên bệ cửa kính tưởng chừng là vô hại nhưng thực ra rất nguy hiểm
Trên đây là 9 trong số những thói quen xấu mà tài xế Việt Nam hay mắc phải. Phần lớn trong số đó vi phạm Luật giao thông đường bộ Việt Nam.
Sau khi đọc bài viết này, hy vọng người điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ nói chung và điều khiển ô tô nói riêng sẽ cẩn thận hơn, cảnh giác hơn để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình, các hành khách trên xe và những người tham gia giao thông khác.
Quyền lợi khi mua bảo hiểm TNDS bản điện tử tại Kgo:
Kgo là ứng dụng tiên phong mua và thanh toán bảo hiểm hoàn toàn bằng điện tử. Sử dụng chứng nhận bảo hiểm điện tử là xu thế chung của công nghệ thế giới, mang lại sự thuận tiện, đặc biệt không mất, rách hay bị quên khi mọi dữ liệu đã được tích hợp. Không nằm ngoài xu thế đó, với những thay đổi của Nghị định 03/2021/NĐ-CP về bảo hiểm TNDS xe cơ giới, từ 1-3-2021, Giấy chứng nhận điện tử của Bảo hiểm PVI và ứng dụng Kgo (tính năng "Mua bảo hiểm") được đưa vào sử dụng cho các khách hàng mua bảo hiểm TNDS bắt buộc với ô tôvới đầy đủ tính năng cần thiết:
- Gồm tất cả các quyền lợi và có giá trị công nhận về pháp lý như giấy chứng nhận bản cứng.
- Chỉ cần mang theo điện thoại để sử dụng chứng nhận điện tử mà không sợ quên, thất lạc, rách sờn
- Các thông tin cá nhân, thông tin khách hàng được lưu trữ và đảm bảo an toàn cao nhất.
- Các nhu cầu về dịch vụ bảo hiểm được đáp ứng chỉ bằng vài cú chạm với điện thoại thông minh. Thông tin đầy đủ, chính xác, hoạt động mọi lúc, mọi nơi. Cơ quan chức năng kiểm tra tính pháp lý bằng cách scan mã QR Code.
Mua bảo hiểm điện tử ở Kgo:
Hỗ trợ khi mua bảo hiểm TNDS và thanh toán trên ứng dụng Kgo:
Hotline: 0356675594
Email: support@kgo.life