Hà Nội chính thức thông xe toàn tuyến đường vành đai 10.000 tỷ đồng

Sáng 11/1, đường vành đai 2 Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở chính thức thông xe toàn tuyến bao gồm cả đường trên cao và dưới thấp, rút ngắn thời gian di chuyển và giảm lưu lượng giao thông cho tuyến đường phía đông nam thủ đô.


Sáng nay, 11/1, UBND TP Hà Nội tổ chức lễ thông xe dự án xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc đường Vành đai 2, đoạn cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở kết hợp với mở rộng theo quy hoạch đi bằng theo hình thức BT.


Sáng nay, 11/1, UBND TP Hà Nội tổ chức lễ thông xe dự án xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc đường Vành đai 2, đoạn cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở kết hợp với mở rộng theo quy hoạch đi bằng theo hình thức BT.


Sau hơn 4 năm thi công, dự án vành đai trị giá gần 10.000 tỷ, được khởi công từ tháng 4/2018 với 2 hợp phần: mở rộng đường dưới thấp đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Vọng và xây dựng tuyến đường trên cao Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở.


Lễ thông xe chính thức được tổ chức trang trọng từ 6h30 sáng.


Dự án bao gồm: Hợp phần đường dưới thấp có quy mô 8-10 làn xe rộng 53,5-63,5 m, vỉa hè rộng 4-6 m mỗi bên và được lát đá, trồng cây giáng hương.


Ngay sau khi thông xe, một làn di chuyển đã được mở để các phương tiện di chuyển.


Công trình đường trên cao dài hơn 5 km với 4 làn xe dành riêng cho ôtô (rộng 19 m), nối liền 4 quận trung tâm là Hai Bà Trưng, Đống Đa, Hoàng Mai và Thanh Xuân.


Đoạn đường trên cao cho các phương tiện ô tô với tốc độ tối đa 80km/h.


Toàn tuyến đường vành đai này có 8 nhánh lên xuống tại đoạn giao với cầu Vĩnh Tuy, Ngã Tư Vọng (trên phố Đại La và phố Trường Chinh) cùng lối lên xuống ở Ngã Tư Sở.


Nhánh lên xuống qua Ngã tư Vọng là hạng mục phức tạp nhất với trụ cầu cạn cao nhất Hà Nội. Tại đây độ cao từ nền đường trên cao tới mặt đất khoảng 30 m - gấp 1,5 lần so với các trụ cầu của các dự án khác.


Trong tương lai, khu vực này sẽ hình thành nút giao 4 tầng xe chạy.



Tuyến đường khi đưa vào sử dụng sẽ giảm áp lực giao thông cho tuyến đường bên dưới và rút ngắn thời gian phương tiện ô tô di chuyển từ Ngã 4 Sở đến Vĩnh Tuy và ngược lại.




Khi đưa vào sử dụng, dự án sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải ngày một tăng nhanh giữa trung tâm Hà Nội với khu vực phía Bắc và Đông Bắc, đặc biệt khi đưa dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 vào khai thác.