Xác định tiền bồi thường tai nạn giao thông dựa vào đâu?

Hỏi: 


Tháng trước, bố tôi đang đi bộ tập thể dục buổi tối thì bị một xe máy đi ngược chiều lao vào đâm gãy chân, khiến bố tôi phải nghỉ làm cả tháng, sức khỏe ảnh hưởng. Tuy nhiên, phía tài xế gây tai nạn chỉ đồng ý chi trả tiền viện phí và tiền thuốc cho bố tôi, họ nói không có căn cứ để trả thêm các phí tổn khác.


Do bố tôi cũng không bị thương nặng, gia đình cũng không muốn khiếu nại sự việc ra tòa, ra cơ quan công an. Nhưng xin hỏi, có căn cứ nào để xác định mức bồi thường trong tai nạn giao thông không?

Trần Thị Vân (Huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang)


Hiện trường vụ TNGT xảy ra trưa 9/8, trên đường Kinh Dương Vương, đoạn qua phường 13, quận 6, TP.HCM (Ảnh minh họa)


Trả lời: 


Từ những thông tin bạn cung cấp, có thể thấy bố bạn thuộc trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do sức khỏe bị xâm phạm, được quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015.

Theo quy định, người gây thiệt hại phải bồi thường các khoản gồm: Chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại); Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.


Ngoài ra, người chịu trách nhiệm bồi thường còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị hại phải gánh chịu.

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.


Như vậy, nếu tài xế gây tai nạn chỉ bồi thường chi phí đi viện, mua thuốc theo các hóa đơn, thì chưa đủ. Gia đình bạn có thể trao đổi, thỏa thuận lại với tài xế đó.

Trường hợp trao đổi, thỏa thuận không đi đến thống nhất, gia đình bạn nhận thấy khoản tiền bồi thường do phía gây thiệt hại đưa ra chưa phù hợp thì bạn có thể khởi kiện vụ án dân sự tại tòa án để đòi bồi thường thiệt hại.


----------------------------


>>>Tham khảo thêm thông tin về bảo hiểm: 

Kgo là ứng dụng tiên phong mua và thanh toán bảo hiểm hoàn toàn bằng điện tử. Sử dụng chứng nhận bảo hiểm điện tử là xu thế chung của công nghệ thế giới, mang lại sự thuận tiện, đặc biệt không mất, rách hay bị quên khi mọi dữ liệu đã được tích hợp. Không nằm ngoài xu thế đó, với những thay đổi của Nghị định 03/2021/NĐ-CP về bảo hiểm TNDS xe cơ giới, từ 1-3-2021, Giấy chứng nhận điện tử của Bảo hiểm PVI và ứng dụng Kgo (tính năng "Mua bảo hiểm") được đưa vào sử dụng cho các khách hàng mua bảo hiểm TNDS bắt buộc với ô tôvới đầy đủ tính năng cần thiết:


- Gồm tất cả các quyền lợi và có giá trị công nhận về pháp lý như giấy chứng nhận bản cứng.

- Chỉ cần mang theo điện thoại để sử dụng chứng nhận điện tử mà không sợ quên, thất lạc, rách sờn

- Các thông tin cá nhân, thông tin khách hàng được lưu trữ và đảm bảo an toàn cao nhất.

- Các nhu cầu về dịch vụ bảo hiểm được đáp ứng chỉ bằng vài cú chạm với điện thoại thông minh. Thông tin đầy đủ, chính xác, hoạt động mọi lúc, mọi nơi. Cơ quan chức năng kiểm tra tính pháp lý bằng cách scan mã QR Code.


Mua bảo hiểm điện tử ở Kgo:

  • Nhận bảo hiểm chỉ trong vòng 1 tiếng
  • Giảm giá kịch liệt, không nơi nào rẻ hơn Kgo
  • Thuận tiện khi sử dụng và thanh toán
  • Giảm giá 20% (với bản giấy truyền thống chỉ giảm 10% và freeship)
  • Cảnh sát giao thông và đăng kiểm công nhận do có tính pháp lý tương đương: đọc kĩ thông tin tại đây



Hỗ trợ khi mua bảo hiểm TNDS và thanh toán trên ứng dụng Kgo:

Hotline: 0356675594

Email: support@kgo.life