Những điều nên và không nên làm khi sử dụng điều khiển hành trình

Kiểm soát hành trình là tính năng ngày càng trở nên phổ biến trên các mẫu ô tô hoàn toàn mới. Trước đây vốn chỉ dành cho xe cao cấp nhưng giờ đây kiểm soát hành trình đã xuất hiện đối với cả xe bình dân. Thực tế, đây là tính năng này rất hữu ích và tiện lợi, đặc biệt là đối với những người đi trên đường cao tốc hàng ngày. 

Về cách sử dụng cơ bản, khi đạt được tốc độ mong muốn, người lái bật điều khiển hành trình và cài đặt theo ý mình. Vấn đề là, không phải ai cũng nhận thức được những nguy hiểm mà tính năng này có thể gây ra khi sử dụng không đúng cách.

Dưới đây là những điều nên làm và không nên làm khi sử dụng hệ thống kiểm soát hành trình trên ô tô. Chúc mọi người có một chuyến đi an toàn!

1. Những điều nên làm

Để chân lên trên hoặc gần bàn đạp

Những điều nên và không nên làm khi sử dụng điều khiển hành trình

Kiểm soát hành trình giúp chân phải của bạn được nghỉ ngơi khi lái xe đường dài. Tuy nhiên, dù tính năng này có hữu ích đến đâu thì người lái vẫn nên giữ chân bên trên hoặc gần chân ga và chân phanh để có thể phản ứng ngay lập tức bất cứ khi nào bạn cần dừng hoặc tăng tốc độ. 

Ngay cả khi xe đi kèm với hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng có thể duy trì khoảng cách an toàn giữa bạn và xe phía trước, tốt nhất vẫn nên đạp phanh để đảm bảo an toàn tối đa. Bên cạnh đó, không nên phụ thuộc hoàn toàn vào phanh tự động vì tính năng này chỉ dành cho trường hợp khẩn cấp.

Luôn để ý đến không gian xung quanh xe

Những điều nên và không nên làm khi sử dụng điều khiển hành trình 2

Xe trang bị hệ thống kiểm soát hành trình (thậm chí là dạng thích ứng) không có nghĩa là bạn phó mặc hoàn toàn việc lái xe cho hệ thống tự động. Đây là lý do tại sao bạn nên lưu tâm đến không gian xung quanh mình. 

Mặc dù việc sử dụng hệ thống kiểm soát hành trình có thể giúp chúng ta bớt áp lực hơn khi lái xe nhưng bạn vẫn phải lưu ý đến những điều đang xảy ra xung quanh mình. Ngay cả khi đã bật tính năng này, tài xế cũng không được phân tâm và mất tập trung trong suốt quá trình lái xe. Hãy nhớ rằng, mắt nhìn ra đường chứ không phải điện thoại.

Giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước

Những điều nên và không nên làm khi sử dụng điều khiển hành trình 3

Trái ngược với điều khiển thích ứng, hệ thống điều khiển hành trình thông thường không thể tự động giữ khoảng cách nhất định với xe phía trước. Chính vì vậy, người lái cần hết sức tập trung để giữ khoảng cách an toàn giữa ô tô của mình và ô tô phía trước. 

Nói một cách đơn giản, khoảng cách giữa hai xe ngắn hơn đồng nghĩa với khoảng cách phanh ngắn hơn và có thể rất nguy hiểm khi xe đang chạy 100 km/h. Hãy nhớ rằng hệ thống kiểm soát hành trình trên các mẫu xe phổ thông, bình dân sẽ không thông minh như trên xe Tesla và ô tô cao cấp.

2. Những điều không nên làm

Đừng buông tay lái

Những điều nên và không nên làm khi sử dụng điều khiển hành trình 4

Chúng ta thực sự không nên buông tay lái dù là di chuyển trên con đường thẳng bởi lẽ độ cao của bề mặt đường khác nhau có thể ảnh hưởng đến hướng ô tô. Vì vậy, hãy giữ cả 2 tay trên vô lăng để đảm bảo rằng xe chạy đúng làn đường. 

Ngay cả khi xe được trang bị công nghệ 'Hỗ trợ giữ làn đường' (giống như trên Honda CR-V và Ford Everest), hãy nhớ rằng những tính năng này chỉ được tạo ra để hỗ trợ chứ không phải thay thế người lái. Bên cạnh đó, khi gặp tình huống cần chuyển hướng đột ngột, giữ cả 2 tay trên vô lăng sẽ tốt hơn rất nhiều so với chỉ một hoặc không để tay trên vô lăng.

Đừng vượt quá tốc độ cho phép

Những điều nên và không nên làm khi sử dụng điều khiển hành trình 5

Đương nhiên tài xế luôn cần phải tuân thủ các giới hạn tốc độ. Tại một số quốc gia, tốc độ tối đa có thể chạy trên đường cao tốc với hệ thống kiểm soát hành trình là 100 km/h. Vượt quá tốc độ cho phép không chỉ gây nguy hiểm cho người trong xe của bạn, người tham gia giao thông khác mà còn là bất hợp pháp và có thể khiến bạn bị phạt nặng.

(Nguồn ảnh: Internet)