TP.HCM: Trả phí thuê vỉa hè, người dân thoát cảnh nơm nớp chạy trốn nhân viên đô thị

TP.HCM: Trả phí thuê vỉa hè, người dân thoát cảnh nơm nớp chạy trốn nhân viên đô thị- Ảnh 1.

Từ ngày 9/5, UBND quận 1, TP.HCM bắt đầu triển khai thí điểm việc thu phí vỉa hè đối với 11 tuyến đường đủ điều kiện. Quận 1 cũng là địa phương đầu tiên tại TP.HCM cho sử dụng một phần vỉa hè tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ, mua bán hàng hóa có thu phí.

TP.HCM: Trả phí thuê vỉa hè, người dân thoát cảnh nơm nớp chạy trốn nhân viên đô thị- Ảnh 2.

Các tuyến đường thí điểm thu phí vỉa hè tại quận 1 gồm: Hoàng Sa (phường Tân Định), Mạc Đĩnh Chi (phường Đa Kao), Hải Triều và Chu Mạnh Trinh (phường Bến Nghé), Lê Thánh Tôn, Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh (phường Bến Thành), Hàm Nghi (phường Nguyễn Thái Bình), Trần Hưng Đạo (phường Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Cư Trinh, Cầu Ông Lãnh, Cầu Kho), Cô Bắc (phường Cầu Ông Lãnh), Võ Văn Kiệt (phường Cô Giang).

TP.HCM: Trả phí thuê vỉa hè, người dân thoát cảnh nơm nớp chạy trốn nhân viên đô thị- Ảnh 3.
TP.HCM: Trả phí thuê vỉa hè, người dân thoát cảnh nơm nớp chạy trốn nhân viên đô thị- Ảnh 4.



TP.HCM: Trả phí thuê vỉa hè, người dân thoát cảnh nơm nớp chạy trốn nhân viên đô thị- Ảnh 7.
TP.HCM: Trả phí thuê vỉa hè, người dân thoát cảnh nơm nớp chạy trốn nhân viên đô thị- Ảnh 8.



Trao đổi với phóng viên Báo Giao thông, ông Thạch Cua (62 tuổi, ngụ huyện Nhà Bè) cho biết, hơn 30 năm nay, ông buôn bán trên vỉa hè đường Hàm Nghi (quận 1, TP.HCM). Vì lấn chiếm vỉa hè để bán hàng nên không tránh khỏi những lần thấp thỏm canh nhân viên đô thị hoặc đẩy xe chạy trốn mỗi khi chính quyền đi kiểm tra. Tính đến nay, ông Cua đã bị tịch thu hơn 20 xe tủ đựng hàng và khoảng 200 chiếc ghế.

TP.HCM: Trả phí thuê vỉa hè, người dân thoát cảnh nơm nớp chạy trốn nhân viên đô thị- Ảnh 10.

"Mình mưu sinh trên vỉa hè của nhà nước là sai quy định nên phải chấp nhận, khổ cái là không có vốn liếng, không bán nhỏ lẻ thế này cũng chẳng biết làm gì. Giờ chính quyền cho thuê vỉa hè, tôi đăng ký thuê 2m, mỗi tháng trả 200.000 đồng. Coi chứ vậy mà khỏe, không còn phải chạy trốn hay lo sợ bị tịch thu xe nữa", ông Cua nói.

TP.HCM: Trả phí thuê vỉa hè, người dân thoát cảnh nơm nớp chạy trốn nhân viên đô thị- Ảnh 11.

Chị Thúy Nguyên, quản lý quán Cơm tấm Voi (đường Trần Hưng Đạo, phường Nguyễn Cư Trinh) chia sẻ, quán này thuê 9m vỉa hè với đơn giá 900.000 đồng/tháng, thanh toán không dùng tiền mặt. Về thủ tục đăng ký, chị Nguyên đánh giá là nhanh gọn, dễ dàng.

TP.HCM: Trả phí thuê vỉa hè, người dân thoát cảnh nơm nớp chạy trốn nhân viên đô thị- Ảnh 12.



TP.HCM: Trả phí thuê vỉa hè, người dân thoát cảnh nơm nớp chạy trốn nhân viên đô thị- Ảnh 14.

Chị Nguyên nói thêm, mặc dù phải trả thêm chi phí để thuê vỉa hè, nhưng chủ các quán có thể bày biện thêm ở khu vực trước quán để thu hút khách hơn. Bên cạnh đó, các quán cũng có thêm không gian, kê thêm bàn phía ngoài cho những khách có nhu cầu.

Về mức giá cho thuê, quận 1 áp dụng dựa trên giá đất bình quân tại 5 khu vực, ở nội thành sẽ cao hơn ngoại ô. Mức thấp nhất cho hoạt động giữ xe là 50.000 đồng, cao nhất 350.000 đồng/m2 mỗi tháng. Các hoạt động khác sẽ áp dụng 20.000 - 100.000 đồng/m2.

Chị Thúy Hạnh (tiểu thương trên đường Trần Hưng Đạo, phường Nguyễn Cư Trinh) cho rằng, mức thuê 100.000 đồng/m2 là khá cao. Theo chị, khu vực vỉa hè có thuê cũng chỉ kê được 1-2 bàn nhỏ hoặc đặt kệ bán nước, không tăng thu nhập được từ nguồn này. Do đó, chị cho rằng mức giá khoảng 50-60.000 đồng/m2 sẽ hợp lý.

TP.HCM: Trả phí thuê vỉa hè, người dân thoát cảnh nơm nớp chạy trốn nhân viên đô thị- Ảnh 17.

Được biết, vỉa hè thuộc diện cho thuê phải rộng ít nhất 3m, trong đó 1,5m dành cho người đi bộ, đảm bảo không lấn chiếm lòng đường để tránh gây tai nạn giao thông.

TP.HCM: Trả phí thuê vỉa hè, người dân thoát cảnh nơm nớp chạy trốn nhân viên đô thị- Ảnh 18.

Tuy nhiên, trên đường Hải Triều, phần đường dành cho người đi bộ khá hẹp. Đây lại là đoạn đường có rất nhiều du khách đi bộ qua lại mỗi ngày.

TP.HCM: Trả phí thuê vỉa hè, người dân thoát cảnh nơm nớp chạy trốn nhân viên đô thị- Ảnh 19.

Nhiều du khách quốc tế lựa chọn ngồi ngoài vỉa hè thay vì ngồi trong phòng máy lạnh. Hình chụp tại đường Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé - đây cũng là tuyến đường triển khai thí điểm thu phí sử dụng vỉa hè.

TP.HCM: Trả phí thuê vỉa hè, người dân thoát cảnh nơm nớp chạy trốn nhân viên đô thị- Ảnh 20.

Theo UBND quận 1, địa phương này thí điểm sử dụng một phần hè phố với 11 tuyến đường từ ngày 9/5 đến ngày 30/9. Sau đó, địa phương sẽ đánh giá việc thí điểm để triển khai những bước tiếp theo.

Quận 1 cũng sẽ tiếp tục tổ chức rà soát, hoàn thiện danh mục các tuyến đường, hè phố đủ điều kiện tổ chức kinh doanh dịch vụ, mua bán hàng hóa và trông, giữ xe có thu phí theo hướng dẫn của Sở GTVT TP.HCM.

TP.HCM: Trả phí thuê vỉa hè, người dân thoát cảnh nơm nớp chạy trốn nhân viên đô thị- Ảnh 22.

Theo ghi nhận ở nhiều tuyến đường chưa tổ chức thu phí sử dụng vỉa hè, tình trạng lấn chiếm hè phố rất phổ biến. Nhiều đoạn đường xe máy được xếp chật kín, người đi bộ buộc phải lưu thông dưới lòng đường.

TP.HCM: Trả phí thuê vỉa hè, người dân thoát cảnh nơm nớp chạy trốn nhân viên đô thị- Ảnh 23.

Thông tin từ một số phòng quản lý đô thị quận, huyện khác trên địa bàn TP.HCM cho biết, hiện tại, nhiều đơn vị đã gửi danh sách đăng ký các tuyến đường sẽ triển khai thu phí lên Sở GTVT TP.HCM và đang chờ hướng dẫn để thực hiện. Dự kiến, quý III/2024 sẽ triển khai thu phí.



4909752343565337923

Hà Nội: Gian nan xử lý ô tô đỗ tràn lan vỉa hè, lòng đường

Sau nhiều đợt hô hào, ra quân xử lý, đến nay, tình trạng vỉa hè, lòng đường tại Hà Nội bị chiếm dụng làm nơi dừng, đỗ xe vẫn diễn ra tràn lan trên nhiều tuyến phố.