Điều bất ngờ về lốp dự phòng ô tô, nhiều chủ xe Việt ít biết

Là người có kinh nghiệm chạy xe khá lâu, nhưng mới đây, anh Nguyễn Minh Đức (Hà Đông, Hà Nội) khá bất ngờ khi đọc được lời cảnh báo về lốp dự phòng ghi trong sách hướng dẫn sử dụng.

Nội dung lời cảnh báo như sau: "Lái xe với lốp dự phòng lắp ở bánh trước rất nguy hiểm. Việc lái xe, xử lý tình huống sẽ bị ảnh hưởng. Quý khách có thể gặp phải tình trạng mất lái và đặc biệt trên đường băng, tuyết có thể dẫn đến tai nạn."

Cùng với đó, nhà sản xuất khuyên người dùng khi có sự cố ở bánh trước cần dùng đến bánh dự phòng, nên lấy bánh xe bình thường ở phía sau chuyển sang phía trước rồi mới lắp bù bánh dự phòng vào phía sau.

Điều bất ngờ về lốp dự phòng ô tô, nhiều chủ xe Việt ít biết - 1

Lốp dự phòng loại kích thước nhỏ chỉ nên lắp ở bánh sau.

Anh Đức cho biết trước đây có 5 năm chạy dòng Mazda Premacy và không ít lần phải thay lốp dự phòng ngoài đường. Tuy nhiên, do loại lốp dự phòng trên xe có kích thước, thậm chí mẫu mâm tương đương lốp chính nên anh Đức mặc định suy nghĩ hỏng lốp nào thay lốp đó.

Suy nghĩ của anh Đức thực tế không phải là thiểu số. Trên diễn đàn Vinfast Fadil Việt Nam, rất nhiều thành viên cho biết vẫn vô tư thay lốp dự phòng bánh trước khi gặp sự cố.

Anh Nguyễn Như Ý (Đức Thọ, Hà Tĩnh) kể, trong một lần lốp trước bị xẹp, đã thay lốp dự phòng loại có kích thước bề mặt nhỏ hơn lên phía trước và di chuyển hơn 20 km đến nơi sửa mà không gặp vấn đề gì.

Điều bất ngờ về lốp dự phòng ô tô, nhiều chủ xe Việt ít biết - 2

Chiếc Vinfast Fadil của anh Ý thay lốp dự phòng vào bánh trước và chạy 20 km đến điểm sửa chữa (Ảnh: Nguyễn Như Ý).

Theo kỹ sư ô tô Nguyễn Thanh Lý, từng công tác Nhà máy Z151 (Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng), thói quen sử dụng lốp dự phòng "hỏng đâu thay đấy" xuất phát từ đặc điểm ở dòng xe đời cũ.

Nhiều người lên Youtube chia sẻ kinh nghiệm tháo lắp lốp dự phòng ô tô cũng không nhắc đến việc đảo lốp.


"Đa số các dòng ô tô cũ cách đây hơn chục năm sử dụng lốp dự phòng có kích thước, chất lượng bằng lốp chính, nên tính năng sử dụng tương đương. Các xe mới ngày nay phần lớn trang bị loại lốp dự phòng nhỏ hơn, nhẹ hơn lốp chính để giảm kích thước khoang chứa, dễ thay thế, nhưng đặc tính kỹ thuật không thể bằng lốp chính", kỹ sư Lý cho hay.

"Do đó, khi lắp vào sử dụng chỉ nên chạy dưới 80 km/h do độ ổn định của loại lốp này không cao và tuyệt đối không được lắp phía trước," kỹ sư Lý lưu ý.

Điều bất ngờ về lốp dự phòng ô tô, nhiều chủ xe Việt ít biết - 3

Lốp dự phòng trên xe con ngày nay nhỏ hơn lốp chính giúp giảm kích thước khoang chứa, đồng thời trọng lượng nhẹ giúp lái xe dễ di chuyển, thay thế.

Theo hãng lốp Bridgestone, thống kê từ năm 2007 đến 2014 trên thế giới, lượng lốp dự phòng loại full-size (kích thước bằng lốp chính) giảm khoảng 49%. Hiện nay, xe ô tô trên thế giới sử dụng lốp dự phòng nhỏ, phần lớn là xe con. 

Vẫn có những hãng sản xuất lốp xe dự phòng có kích thước bằng lốp chính. Loại lốp này lại có 2 loại, một loại tương đương về cả kích cỡ cũng như chất lượng kỹ thuật, một loại bằng kích cỡ nhưng chất lượng kỹ thuật kém hơn lốp chính như hoa lốp bị nông hơn, vành lốp không cứng bằng...

Loại lốp dự phòng thứ nhất thường được đi kèm các xe trọng tải nặng, chạy đường dài như các dòng xe tải, bán tải, SUV cỡ lớn.

Trong khi đó, loại lốp dự phòng phẩm chất kỹ thuật kém hơn thường dùng cho những loại xe cỡ nhỏ, chạy đô thị như các xe crossover, MPV.

Chính vì sự khác biệt trên, người mua xe cần tham khảo sách hướng dẫn kỹ càng. Nếu xe có trang bị lốp dự phòng loại nhỏ hơn kích thước lốp chính, người dùng nên lưu ý thay thế đúng kỹ thuật, đúng vị trí và không sử dụng để chạy quãng đường quá dài, tốc độ cao.


Quyền lợi khi mua bảo hiểm TNDS bản điện tử tại Kgo:


Kgo giảm giá 20% cho giấy chứng nhận BH điện tử và 10% cho giấy chứng nhận bảo hiểm giấy truyền thông
Kgo giảm giá 20% cho giấy chứng nhận BH điện tử và 10% cho giấy chứng nhận bảo hiểm giấy truyền thông


Kgo là ứng dụng tiên phong mua và thanh toán bảo hiểm hoàn toàn bằng điện tử. Sử dụng chứng nhận bảo hiểm điện tử là xu thế chung của công nghệ thế giới, mang lại sự thuận tiện, đặc biệt không mất, rách hay bị quên khi mọi dữ liệu đã được tích hợp. Không nằm ngoài xu thế đó, với những thay đổi của Nghị định 03/2021/NĐ-CP về bảo hiểm TNDS xe cơ giới, từ 1-3-2021, Giấy chứng nhận điện tử của Bảo hiểm PVI và ứng dụng Kgo (tính năng "Mua bảo hiểm") được đưa vào sử dụng cho các khách hàng mua bảo hiểm TNDS bắt buộc với ô tôvới đầy đủ tính năng cần thiết:


- Gồm tất cả các quyền lợi và có giá trị công nhận về pháp lý như giấy chứng nhận bản cứng.


- Chỉ cần mang theo điện thoại để sử dụng chứng nhận điện tử mà không sợ quên, thất lạc, rách sờn


- Các thông tin cá nhân, thông tin khách hàng được lưu trữ và đảm bảo an toàn cao nhất.


- Các nhu cầu về dịch vụ bảo hiểm được đáp ứng chỉ bằng vài cú chạm với điện thoại thông minh. Thông tin đầy đủ, chính xác, hoạt động mọi lúc, mọi nơi. Cơ quan chức năng kiểm tra tính pháp lý bằng cách scan mã QR Code.


Mua bảo hiểm điện tử ở Kgo:

  • Nhận bảo hiểm chỉ trong vòng 1 tiếng
  • Giảm giá kịch liệt, không nơi nào rẻ hơn Kgo
  • Thuận tiện khi sử dụng và thanh toán
  • Ấn chỉ điện tử có giá trị tương đương với ấn chỉ giấy truyền thống
  • Giảm giá 20% (với bản giấy truyền thống chỉ giảm 10% và freeship)
  • Cảnh sát giao thông và đăng kiểm công nhận do có tính pháp lý tương đương: đọc kĩ thông tin tại đây


Hỗ trợ khi mua bảo hiểm TNDS và thanh toán trên ứng dụng Kgo:


Hotline: 0356675594

Email: support@kgo.life