Trong thời gian giãn cách xã hội, tại một số tuyến đường, khu vực bệnh viện trên địa bàn Thủ đô vẫn xuất hiện taxi của một số hãng hoạt động.
Ngoài 200 xe taxi Mai Linh được phép vận chuyển hành khách trong trường hợp khẩn cấp, đi bệnh viện cấp cứu, tất cả các hãng taxi khác phải dừng hoạt động theo Chỉ thị 17 của UBND TP để phòng chống dịch.
Phớt lờ lệnh cấm
Tuy nhiên, chiều 11/8, PV Báo Giao thông vẫn ghi nhận không ít xe taxi đang vô tư hoạt động.
Cụ thể, lúc 15h tại ngã tư Tố Hữu - Mỗ Lao (quận Nam Từ Liêm) hướng đi Khuất Duy Tiến xuất hiện chiếc xe taxi G7 BKS 30E - 089.67 đang chở khách lưu thông. Chiếc xe này liên tục rẽ qua nhiều tuyến đường như Khuất Duy Tiến, Nguyễn Xiển...
Thời điểm lúc 16h25 cùng ngày, trong lúc lưu thông trên tuyến đường La Thành, PV bắt gặp xe taxi BKS 30E-311.02 (Taxi Lan Anh) đang di chuyển và nhanh chóng rẽ vào con phố dẫn đến Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Sau khoảng 5 phút trả khách ở nội khu cơ sở y tế, chiếc xe này ra đậu đỗ ngay trước khu vực cổng viện để chờ chuyến “khứ hồi”.
Ngay cạnh đó, hai xe taxi BKS 29A-385.63 (Taxi Rồng Vàng), 30E-372.03 (Liên minh Taxi Việt) cũng đã đậu sẵn hai bên đường, tài xế mở toang cửa ngồi chờ khách.
Đáng nói, tiếp cận 3 chiếc taxi trên trong vai hành khách muốn đi về bến xe Mỹ Đình, PV đều nhận được lời từ chối của cả 3 tài xế điều khiển các phương tiện kể trên với lý do “đang chờ người bệnh để chuẩn bị về”.
Theo chị Vũ Thị Huyền ở Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết, trong khi giãn cách xã hội nhưng một tuần ba lần chị vẫn phải đưa bố đi chạy thận ở Bệnh viện GTVT.
Tuy nhiên, chị đều sử dụng taxi Mai Linh để di chuyển. Một số hãng khác có mời chào giá “mềm” hơn, song chị cũng không dám đi do họ không được hoạt động, ngoài ra trách nhiệm phòng dịch của họ cũng là điều đáng lo ngại.
“Do vậy, một số hãng khác nếu muốn hoạt động cần đề xuất với TP và có cam kết chịu trách nhiệm trong việc phòng dịch đối với lái xe và khách hàng, tôi mới yên tâm sử dụng”, chị Huyền bày tỏ.
Sẽ xử lý nghiêm
Trao đổi với Báo Giao thông, ông Đào Việt Long, Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội khẳng định, trên địa bàn TP thời gian gần đây có xuất hiện tình trạng xe taxi hoạt động trái quy định trong đợt giãn cách xã hội.
“Chúng tôi đã phát hiện một số xe taxi của Công ty CP Vận tải taxi 123, Công ty Quản lý G7 taxi, Công ty CP Thương mại và dịch vụ vận tải Thường Tín hoạt động”, ông Long cho biết.
Theo ông Long, Sở GTVT vừa có văn bản yêu cầu các hãng taxi thực hiện nghiêm Chỉ thị 17 của UBND TP với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi, chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không tuân thủ chỉ thị của UBND TP.
“Để tiếp tục góp phần đảm bảo trật tự ATGT và phòng chống dịch bệnh, tôi đã yêu cầu Thanh tra Sở phối hợp với Phòng CSGT Công an TP Hà Nội tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm, thường xuyên báo cáo về Sở việc để phương tiện hoạt động trong thời gian thực hiện giãn cách”, ông Long cho biết.
Liên quan đến tình trạng một số xe taxi mang hãng G7 hoạt động trái quy định trong thời gian xã hội giãn cách, đại diện hãng cho biết, có thể do một số ít lái xe cố tình hoạt động sai, còn đây không phải là chủ trương của phía công ty.
“Hiện, tổng đài chúng tôi đã ngừng hoạt động, khách hàng liên hệ đến đều sẽ nhận được thông tin đó. Một số xe hoạt động không đúng, chúng tôi sẽ yêu cầu giải trình và xử lý theo quy định”, vị đại diện này cho hay.
Về công tác kiểm tra xử lý, ông Nguyễn Quyền, Trưởng phòng Tham mưu tổng hợp, Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, hiện Thanh tra Sở đã chỉ đạo Đội Thanh tra Cơ động tiếp tục bố trí lực lượng kiểm soát với hoạt động của các phương tiện taxi vi phạm trong phòng chống dịch.
“Ngay cả 200 xe của Công ty TNHH Vận tải công nghệ Mai Linh được cấp mã hoạt động chúng tôi cũng kiểm tra, rà soát. Tính đến ngày 11/8 đã kiểm tra 12 trường hợp xe taxi Mai Linh, không phát hiện trường hợp nào vi phạm”, ông Quyền thông tin.
Taxi ngoại tỉnh chở bệnh nhân vẫn được qua chốt
Trao đổi với Báo Giao thông, đại diện Đội CSGT số 6, 7, 14 đều cho biết, trong thời gian TP Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, mặc dù hoạt động của taxi đã được yêu cầu tạm dừng, song đối với những xe taxi chở người bệnh từ ngoại tỉnh lên vẫn được lực lượng chức năng tạo điều kiện cho đi qua chốt kiểm dịch nếu có đầy đủ các giấy tờ bắt buộc như: Giấy đi đường, giấy xét nghiệm âm tính còn hiệu lực, giấy chuyển viện/hồ sơ bệnh án của hành khách trên xe.
--------------------
>>> Tham khảo thêm thông tin về bảo hiểm:
Kgo là ứng dụng tiên phong mua và thanh toán bảo hiểm hoàn toàn bằng điện tử. Sử dụng chứng nhận bảo hiểm điện tử là xu thế chung của công nghệ thế giới, mang lại sự thuận tiện, đặc biệt không mất, rách hay bị quên khi mọi dữ liệu đã được tích hợp. Không nằm ngoài xu thế đó, với những thay đổi của Nghị định 03/2021/NĐ-CP về bảo hiểm TNDS xe cơ giới, từ 1-3-2021, Giấy chứng nhận điện tử của Bảo hiểm PVI và ứng dụng Kgo (tính năng "Mua bảo hiểm") được đưa vào sử dụng cho các khách hàng mua bảo hiểm TNDS bắt buộc với ô tôvới đầy đủ tính năng cần thiết:
- Gồm tất cả các quyền lợi và có giá trị công nhận về pháp lý như giấy chứng nhận bản cứng.
- Chỉ cần mang theo điện thoại để sử dụng chứng nhận điện tử mà không sợ quên, thất lạc, rách sờn
- Các thông tin cá nhân, thông tin khách hàng được lưu trữ và đảm bảo an toàn cao nhất.
- Các nhu cầu về dịch vụ bảo hiểm được đáp ứng chỉ bằng vài cú chạm với điện thoại thông minh. Thông tin đầy đủ, chính xác, hoạt động mọi lúc, mọi nơi. Cơ quan chức năng kiểm tra tính pháp lý bằng cách scan mã QR Code.
Mua bảo hiểm điện tử ở Kgo:
Hỗ trợ khi mua bảo hiểm TNDS và thanh toán trên ứng dụng Kgo:
Hotline: 0356675594
Email: support@kgo.life