Trong số đó, có 989 xe ô tô con, 179 ô tô khách, 312 xe rơmoóc và sơmi rơmoóc, 3.224 ô tô tải và chuyên dùng.
Ông Phạm Tuấn Anh, Phó Giám đốc Công ty CP Đăng kiểm Hà Tĩnh thông tin, trong số 4.704 phương tiện cơ giới đường bộ quá hạn đăng kiểm ở Hà Tĩnh, số lượng ô tô tải và chuyên dùng chiếm tới 3.224 xe.
Cụ thể, về thời gian quá hạn đăng kiểm: quá hạn từ 1 - 3 tháng có 703 phương tiện; từ 3 - 6 tháng có 616 phương tiện; từ 6 - 12 tháng có 468 phương tiện; từ 12 - 24 tháng có 568 phương tiện; trên 24 tháng có tới 2.349 phương tiện (ô tô tải và chuyên dùng cũng chiếm số lượng lớn với 1.930 xe).
Lý giải nguyên nhân các phương tiện quá hạn đăng kiểm, ông Tuấn Anh cho rằng, số liệu phương tiện quá hạn đăng kiểm trên phần mềm của Cục Đăng kiểm là 4.704 phương tiện nhưng trên thực tế chỉ có khoảng hơn 2.000 phương tiện vì một lượng lớn phương tiện đã bán nhưng không sang tên.
Nguyên nhân các phương tiện quá hạn đăng kiểm có thể do mấy năm dịch bệnh Covid -19 nên lượng khách hàng, vận chuyển hàng hóa kém dẫn đến không có tiền để sữa chữa phương tiện, phí duy tu đường bộ... Ngoài ra, thời điểm vừa qua các cơ quan, ngành thực hiện cao điểm dẹp nạn xe chở quá khổ quá tải nên giá cước vận tải thấp buộc các chủ phương tiện phải nghỉ chạy; giá nhiên liệu cao cũng góp phần làm cho các phương tiện trốn tránh kiểm định.
Theo ông Phạm Tuấn Anh, công tác kiểm định về chất lượng xe là quy định bắt buộc đối với các loại phương tiện cơ giới đường bộ khi lưu thông trên đường nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân tài xế và cả những người tham gia giao thông khác
Việc các phương tiện “trốn” kiểm định kỹ thuật không chỉ ảnh hưởng tới nguồn thu phục vụ bảo trì đường bộ mà còn tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông.
Vừa rồi Công ty CP Đăng kiểm Hà Tĩnh đã lập danh sách, gửi về các đơn vị chức năng để phối hợp tuyên truyền, vận động chủ xe đưa phương tiện đi kiểm định đúng quy định.