"Côn ra ga vào" - câu khẩu hiệu quả thầy giáo khi hướng dẫn học viên lái xe số sàn.
Tuong tự khi lái xe số tự động, trước khi lái xe số sàn tài xế cũng cần điều chỉnh ghế lái, vô lăng, gương chiếu hậu… để có tư thế ngồi phù hợp, thoải mái nhất với vóc dáng của mình và đảm bảo tầm nhìn, bao quát xung quanh. Chú ý chỉnh vị trí, khoảng cách ghế sao cho chân trái có thể nhấn hết chân côn xuống sàn.
Đây là những điều cơ bản tài xế phải nhớ khi lái xe. Việc có được tư thế thoải mái và thắt dây an toàn đúng cách sẽ giúp tài xế tránh được rủi ro khi lái xe trên đường cũng như có được tâm lý tốt hơn.
Nhớ 3 vị trí bàn đạp gồm: bàn đạp bên trái (chân côn), bàn đạp giữa (chân phanh), bàn đạp bên phải (chân ga). Ly hợp là một cơ cấu có nhiệm vụ nối cắt động cơ với hệ thống truyền lực và cho phép tài xế thực hiện việc chuyển số. Trước khi bạn sang số (lên hoặc xuống), phải nhấn côn.
Lời khuyên của chuyên gia: Một trong những lỗi phổ biến nhất khi lái xe số sàn là tài xế bóp côn quá nhanh khiến xe bị ì máy.
Khác với xe số tự động, xe số sàn có thêm bàn đạp chân côn. Khi mới lái, tài xế có thể đạp chân côn để xem cảm giác của nó khác như thế nào so với chân phanh và chân ga. Đây cũng là thời điểm tốt để học cách nhả chân côn nhanh và chậm.
Sau khi làm quen với bàn đạp hành trình chân côn, phanh và ga, tài xế nên kiểm tra để bảo đảm chắc rằng xe đang ở vị trí N (Neutrel). N là chữ viết tắt từ “Neutral”, có nghĩa là vị trí số 0. Khi đang ở vị trí này động cơ xe chạy không tải (hoạt động nhưng không chuyển động). Vì vậy luôn cài số ở vị trí số N trong trường hợp kéo, đẩy xe khi đi bảo trì bảo dưỡng, kéo xe trên đường khi xe không mai gặp sự cố.
Để thực hành học lái xe số sàn qua hình ảnh, đầu tiên tài xế cần đạp hết hành trình chân côn, chuyển cần số sang vị trí số 1 theo sơ đồ hình vẽ. Cách bố trí vị trí các số trên các dòng xe có thể khác nhau, vì vậy với những tài mới hãy dành chút thời gian nghiên cứu cách bố trí để không bị bỡ ngỡ.
Để xe di chuyển, người lái phải nhả phanh tay sau đó nhấc chân ra khỏi bàn đạp chân côn cho đến khi nghe thấy động cơ gằn lên. Bạn có thể thực hiện vài lần thao tác này cho quen với âm thanh của động cơ. Âm thanh tạo ra do sự ma sát của ly hợp để giúp chiếc xe chuyển động về phía trước.
Nhả chân côn để là để nối chuyển động từ động cơ đến hệ thống truyền lực. Để động cơ không bị tắt đột ngột, xe ô tô chuyển động không bị rung giật, khi nhả bàn đạp ly hợp cần thực hiện theo trình tự sau: Khoảng 2/3 hành trình đầu nhả nhanh cho đĩa ma sát của ly hợp tiếp giáp với bánh đà. Khoảng 1/3 hành trình sau nhả từ từ, để tăng dần mô-men quay truyền từ động cơ đến hệ thống truyền lực.
Nhấc chân trái ra khỏi chân côn cho đến khi vòng tua máy giảm, đồng thời dùng chân phải nhấn từ từ vào chân ga, theo câu "Côn ra, ga vào". Đối với những tài mới đôi khi phải thao tác nhiều lần để quen với cách vận hành này.
Thời điểm sang số còn phụ thuộc vào tốc độ, loại xe mà bạn đang lái, thông thường thời điểm sang số thích hợp là từ 2.500-3.000 vòng/phút, kèm theo âm thanh khá lớn. Khi quen dần với chiếc xe bạn sẽ nhận ra thời điểm sang số thích hợp. Nhấn chân côn và chuyển cần số từ vị trí số 1 thẳng xuống vị trí số 2.
Sau khi sang số mới, bạn thực hiện các thao tác như cũ, từ từ nhả chân côn và ấn nhẹ bàn đạp ga cho xe tăng tốc.
Khi đang cài số và bạn đang đạp chân ga, tài xế nên bỏ chân ra khỏi chân côn. Theo kinh nghiệm lái xe số sàn, đây là một trong những lỗi mà tài xế nên tránh để không làm mòn ly hợp.
Khi muốn dừng xe, tài xế nhả chân ra khỏi bàn đạp chân ga và nhấn chân phanh xuống. Khi tốc độ giảm xuống ở mức 15 km/h, tài xế sẽ cảm nhận thấy xe có cảm giác rung giật, lúc này tài xế hãy nhấn chân côn và chuyển số về vị trí N để tránh xe bị tắt máy đột ngột.
Không giống như xe số tự động, xe số sàn không có số P, vì vậy khi cài xe ở số N nhiều khả năng xe sẽ bị trôi dốc. Luôn luôn sử dụng phanh tay nhưng đừng bao chỉ kéo nguyên phanh tay mà hãy kết hợp gài số để đỗ xe an toàn.
Cách lái xe số sàn tuy có phức tạp hơn xe số tự động nhưng có thể thực hiện dễ dàng nếu như nắm được kỹ thuật. Khi chưa quen lái xe thành thạo tài xế cũng nên tránh nên các tuyến đường có nhiều đèo dốc. Vì tài mới cần phải thành thạo các thao tác giữa chân ga, chân côn và chân phanh mới có thể kiểm soát được hoàn toàn chiếc xe.
Trên đây là kinh nghiệm lái xe số sàn dễ dàng và an toàn cho người mới, việc học lái xe số sàn sẽ rất cần thiết cho những người muốn thi bằng lái xe ô tô B2, được phép điều khiển cả xe số sàn và số tự động. Người học cần nắm chắc các kỹ thuật để thực hành hiệu quả.
(Nguồn ảnh: Wikihow)